Một số tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản
Bên dưới đây là các chứng nhận tự nguyện mà nhà sản xuất cần tham khảo để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường:
1. Chứng nhận môi trường: chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận ISO14001
2. Chứng nhận xã hội: chứng nhận Công bằng Thương mại và chứng nhận SA8000
3. An toàn thực phẩm và chứng chỉ thực hành tốt: chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP và chứng nhận nhận Thực hành sản xuất tốt.
4. Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng: Chỉ dẫn địa lý GI và chứng nhận Halal
5. Chứng nhận của hàng thủy hải sản ở Châu Á
Đối với các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc…đều có những quy chuẩn riêng đối với hàng nhập khẩu nhưng tựu chung có một quy trình rất có uy tín đối với hàng nông sản đó là quy trình GAP.
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGap ra đời ngày 28-1-2008- đó là kết quả của việc học hỏi các mô hình sản xuất GAP (từ gọi chung của các tiêu chuẩn GAP) ở các nước trên thế giới như: Malaysia, Thái Lan và các nước châu Âu…
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Bao trùm lên VietGAP chính là GlobalGAP, một bộ tiêu chuẩn khắc khe hơn nữa.
GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice, tên sơ khai là EUREPGAP) được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Bangkok tháng 9/2007. GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn trước cổng trang trại, có nghĩa là chứng nhận bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
Bộ tiêu chuẩn GlobalG.A.P. được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalG.A.P. với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalG.A.P.
Để đạt được chứng nhận VietGAP phải thông qua 70 tiêu chí. Còn để đạt được chứng nhận GlobalGAP, nông trại đó phải thông qua 234 tiêu chí với lệ phí là 2,500-5000USD/năm/50ha. Đây là số liệu mà hầu hết nông trại quan tâm khi muốn sản phẩm đạt chứng nhận GAP.
Lợi ích của quy trình GAP
1. Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
2. Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
3. Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
4. Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
5. Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
6. Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.
Có thể nói lợi ích của VietGAP và GlobalGAP mang lại trên thị trường Việt Nam là như nhau nhưng trên trường Quốc Tế, GlobalGAP mới là tiêu chuẩn được chấp nhận ở hầu hết các thị trường khó tính, giảm rủi ro hàng bị cấm nhập khẩu hoặc trả về.
Chi nhánh HCM: Số 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo: 0901 98 1789
Email: [email protected]